Kiếm hiệp Kim Dung: Lý do Vương Trùng Dương cấm Chu Bá Thông luyện Cửu âm chân kinh

Vương Trùng Dương lo sợ nếu để sự đệ Chu Bá Thông nắm giữ và tu luyện Cửu Âm chân kinh, sẽ bị các cao thủ khác tìm mọi cách làm hại chiếm đoạt bí kíp.

Xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp, Chu Bá Thông được cố nhà văn Kim Dung mô tả là sư đệ của Vương Trùng Dương (tổ sư phái Toàn Chân giáo), sư thúc của Toàn Chân thất tử, ông là người có tâm hồn của một đứa bé ngây thơ, trong sáng.

Ngoài ra, Chu Bá Thông còn là một con nghiện võ thuật. Suốt đời ông chuyên làm những việc cổ quái. Ngay đến môn võ công ông tự suy nghĩ ra cũng có cái tên kỳ dị không kém như Không minh quyền và Song thủ hỗ bác (hai tay vừa giúp nhau vừa đánh nhau).

Tuy nhiên, dù là người nghiện và thích nghiên cứu võ thuật nhưng Chu Bá Thông lại không được phép luyện Cửu âm chân kinh (gồm quyển thượng và hạ).

Văn hoá - Kiếm hiệp Kim Dung: Lý do Vương Trùng Dương cấm Chu Bá Thông luyện Cửu âm chân kinh

Tạo hình Chu Bá Thông lúc trẻ trên phim.

Theo diễn biến trong tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung, sau Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được bầu là người võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu âm chân kinh. Bốn người còn lại là Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng và Bắc Cái Hồng Thất Công.

Dù có được Cửu âm chân kinh nhưng Vương Trùng Dương lại không tu luyện, vì tuyệt học Tiên thiên công của ông vốn đã là vô địch nên không có ý định luyện Cửu âm chân kinh. Tuy nhiên, Vương Trùng Dương cũng cấm không cho phép Chu Bá Thông và để tử Toàn Chân giáo luyện môn võ công này, bởi theo Vương Trùng Dương Cửu âm chân kinh chỉ là đem lại tai họa, nhưng tiếc công người xưa đã viết ra nên ông đã không hủy đi mà giao cho sư đệ Chu Bá Thông, sau khi mình mất sẽ đem Cửu âm chân kinh đi cất giấu ở hai nơi khác nhau, để tránh lọt vào tay những kẻ gian ác.

Lý do Vương Trùng Dương không cho sư đệ luyện Cửu âm chân kinh, bởi Chu Bá Thông là người ngây thơ, tính tình như đứa trẻ con, luôn nghĩ ra những trò đùa tai quái, gây nên những hậu quả khó lường. Cũng do tính cách trẻ con, mà Chu Bá Thông thường thiếu đi sự chín chắn và cẩn trọng cần thiết. Việc giao phó một bí kíp võ công mạnh mẽ như Cửu âm chân kinh cho một người thiếu chín chắn như vậy nắm giữ tu luyện sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Không những vậy, mà ngay cả sau khi Vương Trùng Dương mất, chức chưởng môn cũng được giao cho để tử là Mã Ngọc chứ không phải Chu Bá Thông dù Bá Thông có võ công cao hơn.

Văn hoá - Kiếm hiệp Kim Dung: Lý do Vương Trùng Dương cấm Chu Bá Thông luyện Cửu âm chân kinh (Hình 2).

Tạo hình của Vương Trùng Dương trên phim.

Ngoài ra, thực lực của Chu Bá Thông cũng không đủ, lúc này võ công của ông còn thua xa Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong, Đoàn Trí Hưng và Hồng Thất Công, nếu Chu Bá Thông nắm giữ Cửu âm chân kinh để tu luyện chẳng khác nào chuốc họa vào thân, vì nó sẽ là tâm điểm luôn bị các cao thủ khác, thậm chí là cả để tự của Toàn Chân giáo chú ý tới và tìm mọi cách chiếm đoạt để xưng bá, khống chế võ lâm.

Qua thật như vậy, khi bệnh nặng, sắp mất, Vương Trùng Dương giả chết, Âu Dương Phong đến tấn công phái Toàn Chân giáo và không một ai ngăn cản được ngay cả Chu Bá Thông. Khi Âu Dương Phong mở nắp quan tài của Vương Trùng Dương để cướp bí kiếp, thì bị Vương Trùng Dương dùng một chưởng đả thương, khiến Tây Độc phải chạy về Tây Vực dưỡng thương một thời gian khá lâu.

Chu Bá Thông không bảo vệ được bí kíp

Sau khi Vương Trùng Dương qua đời, Chu Bá Thông được giao nhiệm vụ cất giữ bí kíp Cửu âm chân kinh. Tuy nhiên, do mải chơi, ông đã để lọt quyển hạ của bí kíp này vào tay Hoàng Dược Sư, đã gây ra nhiều tranh đoạt trong giang hồ và bi kịch trên giang hồ về sau.

Chu Bá Thông cũng muốn chuộc lại lỗi lầm, nên đã đến đảo Đào Hoa để đòi lại Cửu âm chân kinh, nhưng ông lại tự chuốc họa vào thân, đánh không lại còn bị Hoàng Dược Sư đánh gãy chân, nhốt trong trận pháp suốt 15 năm.

Có thể thấy, quyết định không cho Chu Bá Thông luyện Cửu âm chân kinh của Vương Trùng Dương là hoàn toàn có cơ sở. Vương Trùng Dương đã hiểu rõ tính cách và khả năng của Chu Bá Thông cũng như tình hình của giới võ lâm bấy giờ. Nếu Chu Bá Thông không mải chơi, tập trung vào công việc được giao là đi cất giấu Cửu âm chân kinh thì đã không xảy ra tai họa, không bị Hoàng Dược Sư đánh gãy chân, không bị nhốt trên đảo Đào Hoa 15 năm.

* Bài viết này là góc nhìn của tác giả. Bạn đọc có thể có những suy nghĩ và ý kiến khác.

Quốc Tiệp