Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học

Đến Viện Hải dương học (Khánh Hòa), du khách có thể tìm hiểu, ngắm nhìn các loài sinh vật biển tuyệt đẹp, quý hiếm và khám phá tài nguyên, môi trường biển Việt Nam.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học

Viện Hải dương học nằm ở số 1 Cầu Đá, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; được thành lập cách đây hơn 100 năm. Tại đây, Bảo tàng Hải dương học mở cửa phục vụ du khách từ 6h-18h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 2).

Tại đây, trưng bày bộ xương cá voi lưng gù được khai quật ngày 8/12/1994 trong quá trình đào mương thủy lợi của người dân xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà (nay là tỉnh Nam Định). Bộ xương được tìm thấy ở độ sâu 1,2m; cách biển 4 km theo đường chim bay và có chiều dài 18m, nặng 10 tấn.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 3).

Một em nhỏ thích thú khi nhìn thấy tiêu bản của 2 con hải cẩu đốm.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 4). Tiếp đến, du khách sẽ tham quan hệ sinh thái biển khơi với nhiều loài cá và đến thăm các loài rùa biển. Ngoài ra, còn có thể tìm hiểu về loài cá sấu hoa cà, rừng ngập mặn.
Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 5).

Nằm trong khuôn viên Bảo tàng Hải dương học, Công viên Trường Sa trưng bày những hiện vật đặc trưng của Trường Sa như cột mốc chủ quyền, bia đá chủ quyền, cây bàng vuông...

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 6).

Bản đồ 3D địa hình đáy quần đảo Trường Sa.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 7).

Các loài sinh vật sống, bơi lội trong nước khiến nhiều du khách thích thú khi tham quan tại đây. Mỗi khu vực trưng bày đều có bảng giới thiệu để mọi người tìm hiểu các thông tin về chúng.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 8).

Con tôm hùm màu vàng cam quý hiếm được một công ty trao tặng cho Viện Hải dương học vào tháng 7/2022. Với  màu sắc đặc biệt nên con tôm hùm thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách khi tham quan tại đây.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 9).

Du khách tha hồ khám phá thế giới đại dương với các loài sinh vật biển phong phú.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 10).

Trong quá trình tham quan, du khách cũng sẽ được tìm hiểu thông tin về rạn nhân tạo. Rạn nhân tạo có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực như thu hút các loài thủy sản (cá, thân mềm, giáp xác, da gai...) đến tập trung trú ngụ, kiếm ăn, trốn tránh địch hại, sinh sản, phát triển. Đồng thời, hỗ trợ phục hồi rạn san hô bằng cách cung cấp giá thể cho san hô và rong tảo phát triển; ngăn cản việc sử dụng giã cào khai thác thủy sản ven bờ và cải tạo môi trường đáy biển...

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 11).

Khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa được đặt trong đường hầm xuyên qua núi Cảnh Long (Bảo Đại). Trải qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đến tháng 9/2022, khu trưng bày đã hoàn thiện với chiều dài 120m, cao 5m và rộng 8-12m.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 12).

Khu trưng bày là một phức hợp giới thiệu những thành quả ứng dụng nghiên cứu khoa học của Viện Hải dương học trên 2 quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa từ năm 1926 đến nay.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 13).

Du khách có thể tìm hiểu bản đồ địa chất đáy biển Việt Nam và các vùng biển lân cận.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 14).

Mỗi ngày, khu vực này đón rất nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh và tìm hiểu về sinh vật biển.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 15).

Với chủ đề "Sức sống đại dương", tổ hợp các bể nuôi cỡ lớn với công nghệ và thiết bị hiện đại đã khắc hoạ sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp thế giới sinh vật biển của các hệ sinh thái đáy đặc trưng cho biển đảo Việt Nam nói chung và quần đảo Hoàng Sa -Trường Sa nói riêng.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 16).

Bể trụ Acrylic gây ấn tượng đối với du khách là đàn cá Tai tượng kích thước lớn bơi lượn theo đàn thành vòng tròn do kỹ thuật thiết kế tạo dòng chảy chuyển tiếp. Bể có chiều cao 4,3m và đường kính 3m (thể tích nuôi 30m3), được đưa vào hoạt động từ năm 2019.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 17). Ở khu vực này, du khách cũng sẽ vỡ òa cảm xúc khi thấy từng đàn cá bơi lội tung tăng trong nước. Bên cạnh đó, còn được chiêm ngưỡng hồ mô phỏng rạn san hô dạng vòng; hồ bán nguyệt với các loài san hô mềm; hồ kính vòm với cá mập, cá đuối...
Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 18).

Viện Hải dương học cũng đã đưa vào hoạt động Khu trưng bày đa dạng sinh học biển gồm 3 tầng, trưng bày hàng chục ngàn mẫu sinh vật, khoáng vật, tiêu bản, thông tin về đa dạng sinh học biển Việt Nam. Khu trưng bày mô phỏng nơi sinh sống, bãi đẻ của rùa biển, các sinh vật như thân mềm, rắn biển Việt Nam, mô hình rạn san hô ở Trường Sa…

 

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 19).

Bộ sưu tập mẫu sinh vật biển trong suốt khiến du khách không thể rời mắt.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 20).

Một số loài rong biển Việt Nam được giới thiệu tại đây.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 21). Khu trưng bày thu hút nhiều người xem, góp phần tăng cường tuyên truyền về đa dạng sinh học biển, đại dương.
Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 22).

Đây cũng là nơi sưu tầm, lưu giữ bộ sưu tập mẫu sinh vật biển Việt Nam lớn nhất, với hàng chục ngàn mẫu vật của khoảng 5.000 loài sinh vật được thu thập từ trước đến nay.

Dân sinh - Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học (Hình 23).

Clip: Khám phá thế giới đại dương ở Viện Hải dương học.

Châu Tường