Thích ăn canh măng, cụ ông nhập viện khẩn cấp vì tắc ruột

Chiều mùng 1 Tết Quý Mão, sau khi ăn canh măng lưỡi lợn, người đàn ông 70 tuổi đau bụng dữ dội, buồn nôn, bí trung đại tiện, bác sĩ chẩn đoán tắc ruột.

Mới đây, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, Hà Nội, cho biết nam bệnh nhân 72 tuổi nhập viện ngày mùng 1 Tết trong tình trạng đau bụng từng cơn, bí trung và tiểu tiện, buồn nôn.

Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ phát hiện ở ruột có khối rắn chắc, nghi ngờ tắc ruột do bã thức ăn. Kết quả cho thấy bã thức ăn từ măng khô. Bác sĩ nhận định trường hợp này nếu để lâu, bã thức ăn có thể gây hoại tử ruột, nguy hiểm tới tính mạng.

Canh móng giò hầm măng khô kiểu Bắc là món ăn đặc trưng của nhiều gia đình Việt ngày Tết. Măng vị ngọt thanh, có tác dụng chống ngấy nhưng có thể dẫn tới tắc ruột nếu ăn không nhai kỹ.

Cũng theo Bác sĩ Liên măng lưỡi lợn nhiều chất xơ, nhiều đoạn già hóa gỗ, người ăn nhai không kỹ sẽ khó tiêu. Khối bã thức ăn thường hình thành khi thực phẩm có chất tannin và thức ăn nhiều chất xơ. Bởi vậy người có hệ tiêu hóa kém, người già yếu, móm, ăn măng dễ bị tắc ruột.

Để phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa và tránh tắc ruột, bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần lưu ý khi ăn uống nên nấu chín, ninh nhừ thức ăn cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh tắc ruột có nguy cơ thiếu máu ruột, hoại tử, xoắn hoặc thủng ruột.

Trúc Chi (theo Vietnamnet, Vnexpress)