Phát Đạt lỗ kỷ lục 267 tỷ trong quý 4/2022, vẫn còn cầm cố gần 200 triệu cổ phiếu PDR đảm bảo các khoản vay sau sự cố bị bán tháo

Đây là lần đầu tiên PDR báo lỗ kể từ năm 2011. Quý 4/2022 cũng là thời gian mà cổ phiếu PDR bị bán tháo trên sàn chứng khoán, trải qua chuỗi 28 phiên giảm giá liên tiếp, trong đó có tới 15 phiên là giảm sàn. Vốn hóa Công ty rơi tự do từ 37.100 tỷ đồng xuống chỉ còn 9.100 tỷ đồng,tức giảm đến 75% chỉ trong thời gian ngắn.

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa công bố BCTC quý 4/2022, doanh thu vỏn vẹn 15 tỷ đồng, thấp kỷ lục so với con số hàng quý hơn ngàn tỷ. Khấu trừ giá vốn, PDR lỗ gộp 14 tỷ đồng. Doanh thu không phát sinh do sự khó khăn của thị trường, trong khi phải gánh các khoản chi phí (đặc biệt chi phí lãi vay đột biến gấp đôi) khiến PDR lỗ kỷ lục 267 tỷ đồng, trong khi quý cuối năm 2021 dù chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 vẫn lãi gần 754 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên PDR báo lỗ kể từ năm 2011. Quý 4/2022 cũng là thời gian mà cổ phiếu PDR bị bán tháo trên sàn chứng khoán, trải qua chuỗi 28 phiên giảm giá liên tiếp, trong đó có tới 15 phiên là giảm sàn. Vốn hóa Công ty rơi tự do từ 37.100 tỷ đồng xuống chỉ còn 9.100 tỷ đồng, tức giảm đến 75% chỉ trong thời gian ngắn. Không chỉ chịu ảnh hưởng từ thị trường nói chung, sự cố tại PDR còn đến từ động thái dùng cổ phiếu cầm cố để phát hành trái phiếu, huy động lượng tiền lớn cho đầu tư.

Lũy kế năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần 1.505 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.170 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2021.

Phát Đạt lỗ kỷ lục 267 tỷ trong quý 4/2022, vẫn còn cầm cố gần 200 triệu cổ phiếu PDR đảm bảo các khoản vay sau sự cố bị bán tháo - Ảnh 1.
Phát Đạt lỗ kỷ lục 267 tỷ trong quý 4/2022, vẫn còn cầm cố gần 200 triệu cổ phiếu PDR đảm bảo các khoản vay sau sự cố bị bán tháo - Ảnh 2.

Lý giải cho kinh doanh kém sắc, PDR cho biết do tình hình khó khăn chung của toàn thị trường, đặc biệt là ngành bất động sản nên việc đầu tư kinh doanh của công ty vào các dự án bất động sản không được thuận lợi. Bên cạnh đó, Công ty có chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Sau sự cố bị bán giải chấp liên tục, PDR phải bổ sung tài sản liên tục, lượng cổ phiếu cầm cố cho vay nợ của Công ty có giảm. Song, tính đến thời điểm 31/12/2022, PDR vẫn còn cầm cố đâu đó 200 triệu cổ phiếu PDR cho các khoản vay. Cụ thể:

Thứ nhất, với khoản dư nợ ngân hàng 4.440 tỷ đồng, bên cạnh các tài sản là đất và quyền sử dụng đất vừa bổ sung, Công ty đang dùng 19,9 triệu cổ phiếu để làm tài sản đảm bảo;

T hứ hai, với khoản dư nợ trái phiếu 2.510 tỷ đồng, PDR đang cầm cố hơn 153 triệu cổ phiếu;

Cuối cùng, với khoản vay khác (các cá nhân và công ty tài chính Mirae Asset) hơn 1.132,5 tỷ đồng, Công ty đang dùng 25,5 triệu cổ phiếu để làm tài sản đảm bảo.